Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Làm thế nào hạn chế trẻ xem ti vi

Con gái tôi 4,5 tuổi. Cháu rất ham xem tivi, đi học về là ngồi trước màn hình và khi ngồi xem cháu không để ý gì đến ai nữa.

Khi đó, mẹ gọi đi tắm rất nhiều lần cháu hầu như không để ý, đến khi phải quát lớn cháu mới nghe. Đến bữa cơm, cháu cũng dán mắt vào màn hình nên ăn rất chậm. Bố cháu cáu tắt tivi thì con khóc, không ăn nữa.

Vợ chồng tôi đã nói chuyện với con, nhắc nhở cháu, nhưng cũng không ăn thua. Ở nhà tôi còn có bà nội cháu, bà hay xem tivi nên không thể tắt, không cho bà xem. Tôi nên làm thế nào với con đây? (Nguyễn Duyên)
Trả lời:

Xem tivi là một thói quen phổ biến ở các bạn nhỏ. Ngay từ đầu, có thể chính bố mẹ đã vô tình xây dựng nên thói quen này ở các em vì nhiều cha mẹ quá bận, không có thời gian chơi với con nên bật tivi để con tự chơi và không làm phiền mình. Dần dần, xem tivi trở thành một người bạn đồng hành với trẻ và khó bỏ được.

Sự phân tán chú ý của các em lứa tuổi 4-5 như con anh chị chưa tốt nên khi cháu tập trung vào một cái gì đó thì thường không chú ý đến những cái khác. Ví dụ như khi cháu đang chú ý xem tivi thì cha mẹ gọi cháu có thể biết nhưng không rõ bố mẹ nói cái gì và có nói gì liên quan đến mình không. Chắc rằng đã có nhiều lần anh chị yêu cầu con làm cái gì đó nhưng khi cháu tiếp tục xem tivi và không thực hiện yêu cầu thì anh chị đã bỏ qua. Và trẻ học được rằng chỉ đến khi cha mẹ quát lớn thì cháu mới thực sự phải thực hiện điều bố mẹ nói.

Điều nên làm với con là mỗi khi muốn yêu cầu con làm gì, anh chị đi đến bên cạnh trẻ, tắt tivi rồi ngồi xuống, nhìn vào mắt trẻ và nói yêu cầu của bố mẹ một cách bình tĩnh. Ví dụ: Mẹ muốn con đi tắm ngay bây giờ. Anh chị có thể hỏi con nghe rõ chưa và yêu cầu con nhắc lại điều bố mẹ vừa nói. Sau đó bố mẹ đứng chờ con thực hiện yêu cầu của mình và để trẻ không ra bật tivi lên. Nếu cháu có mè nheo, hãy phớt lờ và nhẹ nhàng nói rằng con sẽ không được xem đến khi nào con làm xong điều bố mẹ yêu cầu.

Bên cạnh việc thực hiện theo những chỉ dẫn trên, cha mẹ cũng cần phải thống nhất với ông bà trong gia đình để người lớn phải nhất trí và làm mẫu cho con (không ai được xem tivi trong thời gian trẻ bị phạt). Gia đình cũng có thể nghĩ ra hình thức để trẻ phải ngồi phạt trong phòng riêng của mình không có tivi… Cuối cùng, bố mẹ nên dành thời gian để chơi với con các trò chơi tương tác khác như đọc truyện, xây lâu đài để dần thay thế thói quen xem tivi của con.

Học Tiếng Anh cho mùa hè này

Là cha mẹ hiểu biết, bạn đừng nên sốt ruột hay áp đặt con trong việc học tiếng Anh mà nên quan sát và nắm bắt sở thích, năng khiếu của con để lựa chọn cho con một khóa học tiếng Anh có các phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp con hứng thú nhất. Sau đây là một số chia sẻ của ông Gavan Iacono, Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam về phương pháp giảng dạy tại Language Link.

Học tiếng Anh để thi lấy chứng chỉ quốc tế TOEFL

Các khóa học hè tại Language Link đặc biệt quan tâm tới việc phát triển toàn diện các kỹ năng Anh ngữ cho học sinh, trong đó chú trọng hơn về kỹ năng nghe và nói, đặc biệt là phát âm chuẩn ngay từ đầu dưới nhiều hình thức tương tác, giao tiếp theo cặp, nhóm nhỏ, trò chơi thi đua… Bên cạnh đó, các kỹ năng ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng, cách phát âm…) được tích hợp vào các tình huống thực tế giúp các em giao tiếp rõ ràng, tự tin và sáng tạo bằng tiếng Anh. Cũng tại đây, các em được tham gia bài học tiếng Anh thiết kế gần sát với cách học và thi theo các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL Junior (dành cho học sinh THCS) và TOEFL Primary (dành cho học sinh tiểu học).

Học tiếng Anh theo từng dự án

Phương pháp học tiếng Anh thông qua tiểu dự án như làm thơ, sáng tác truyện, diễn kịch tiếng Anh cùng giáo viên nước ngoài giúp các con cải thiện được tiếng Anh đáng kể. Thêm vào đó, các con còn học được cách giao tiếp tự tin, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, sống hết mình và có trách nhiệm với “dự án” của toàn nhóm.

Dự án của các con có thể là một truyện tranh, một bài thơ ngộ nghĩnh hay một truyện ngắn bằng tiếng Anh với những nhân vật trong thế giới trí tưởng tượng đầy phong phú của trẻ. Đây là những tác phẩm do chính các con sáng tác và thực hiện theo “tiến độ” của một dự án và cách tổ chức công việc nghiêm chỉnh. Sản phẩm của dự án sẽ được trưng bày trong một triển lãm lớn tại Language Link vào cuối hè.

Hoạt động ngoại khóa hấp dẫn

Tại Language Link, học sinh còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích cùng với các giáo viên bản ngữ tại Panasonic Risupia Việt Nam. Tại đây, các em được trải nghiệm sự hấp dẫn và ngạc nhiên của khoa học, vẻ đẹp và sự bí ẩn của toán học, nhận thức được thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường. Tất cả hoạt động đều được diễn ra bằng tiếng Anh, tạo điều kiện giúp các em học tiếng Anh một cách tự nhiên và hào hứng nhất.

Học tiếng Anh như khám phá thế giới trò chơi

Học sinh Language Link diễn kịch bằng tiếng Anh
Cha mẹ nên lưu ý, cách học qua hình ảnh, tranh minh họa và trực quan sinh động giúp trẻ hào hứng và tiếp thu tiếng Anh rất nhanh. Không nhất thiết phải tách việc học riêng, việc chơi riêng vì trẻ thường thích những hoạt động sôi động hơn là khoanh tay ngồi một chỗ. Các trò chơi ngôn ngữ, các bài hát, các hoạt động tương tác trong lớp học sẽ giúp trẻ học tiếng Anh một cách thật tự nhiên.

Các hoạt động ngoại khóa tại Panasonic Risupia
Vai trò người thầy và môi trường học Anh ngữ chuẩn

Vai trò người thầy và môi trường giáo dục tiếng Anh là vô cùng quan trọng và cần thiết với trẻ em. Bởi các em cần được định hướng cách học đúng ngay từ bước đầu, học cách phát âm chuẩn khi còn non nớt.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Tác dụng của sữa Mẹ

Sữa mẹ là một thực phẩm “toàn năng” vì có đủ cả bốn nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ cho một cơ thể người.


1. Chất lượng của sữa mẹ

Sữa mẹ là một thực phẩm “toàn năng” vì có đủ cả bốn nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ cho một cơ thể người. Chất đường trong sữa là đường lactose rất dễ tiêu hóa. Chất đạm trong sữa mẹ có giá trị sinh học rất cao nên cơ thể sử dụng được hoàn toàn. Chất béo chứa nhiều trong phần sữa mẹ gọi là sữa sau. Khi trẻ bắt đầu bú thì vú mẹ tiết ra sữa đầu có màu trắng trong chứa nhiều nước và các kháng thể, một lúc sau sữa mẹ sẽ trắng đục dần do chứa nhiều chất béo chính là sữa sau. Chất béo cung cấp năng lượng rất cao đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể trẻ, đặc biệt tỷ lệ canxi /phospho trong sữa mẹ có một tỷ lệ hợp lý nhất để hấp thu khoáng chất tối đa, giúp xây dựng và tăng cường hệ thống xương và răng của trẻ.

Em bé chỉ cần có sữa mẹ trong những tháng đầu đời là có được sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, mà không cần bất cứ một loại thức ăn nào, kể cả nước.

2. Sữa mẹ có Taurin, DHA, ARA, … không?

Sữa mẹ có tất cả những thành phần dinh dưỡng mà các bạn đọc thấy trên những hộp sữa bột nhưng với số lượng các chất khác nhau. Không những thế, khi khoa học tiến bộ tìm ra trong sữa mẹ có một chất dinh dưỡng mới nào từ trước giờ chưa biết … thì các hãng sữa bột sẽ nghiên cứu cách thêm chất này vào trong sữa và quảng cáo ồn ào lên về giá trị của dưỡng chất mới bổ sung. Điều này có nghĩa là sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá nhưng ít thấy ai quảng cáo, tiếp thị.


3. Sữa mẹ so với sữa bò như thế nào?

So về thành phần và số lượng các chất dinh dưỡng chính thì trong sữa mẹ và sữa bò có sự chênh lệch khác nhau một chút. Sữa bò có hàm lượng chất đạm, chất béo, can xi cũng như chất sắt, năng lượng … cao hơn sữa mẹ, vì bò con cần sự phát triển cơ bắp, sức vóc để đi cày, kéo gỗ… còn trẻ sơ sinh không chỉ cần lớn mà còn cần phát triển các giác quan và trí thông minh. Mặt khác, do hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa bò không phù hợp với người nên tỷ lệ hấp thu các chất kém, còn sữa mẹ được hấp thu hoàn toàn. Vì vậy mới nói “Sữa bò dành cho bê, sữa mẹ dành cho bé”. Điều này cũng giải thích một số trường hợp trẻ bú bình tăng cân nhiều hơn trẻ bú mẹ, tuy nhiên còn phải xét đến các yếu tố khác như trẻ bú bình nhanh hơn bú mẹ, số lượng sữa bình ép được nhiều hơn .v.v… Cũng cần lưu ý là sữa bò thường gây ra tình trạng dị ứng, còn sữa mẹ thì luôn phù hợp với mọi trẻ em.

4. Sữa mẹ có nóng không? Khi trẻ lớn sữa mẹ có xấu đi không? Mẹ gầy ốm sữa mẹ có kém chất lượng không?

Sữa mẹ luôn ấm 37 độ C, đảm bảo chất lượng từ lúc sanh cho đến khi lớn và không bao giờ có gì xấu cho trẻ cả. Sữa mẹ ít hay nhiều, đủ hay thiếu chất dinh dưỡng, phụ thuộc tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn của bà mẹ cũng như mức độ ngậm mút vú mẹ thường xuyên của bé tạo ra. Mẹ gầy ốm, ăn kém thì chất lượng sữa sẽ kém hơn người đủ dinh dưỡng, mặc dù cơ thể có cơ chế lấy thêm các chất cần thiết trong cơ thể mẹ để tạo sữa cho trẻ. Mẹ cho con bú sữa mẹ thì mẹ mới giảm cân được, còn khi thiếu chất quá thì mẹ sẽ bị còng lưng do loãng xương, hư răng vì thiếu canxi, xanh xao vì thiếu máu thiếu sắt… Sữa mẹ muốn tạo ra nhiều phải cho trẻ ngậm mút vú thường xuyên ngày cũng như đêm, giữ tinh thần thoải mái vô tư , ăn uống đầy đủ và không lo buồn, giận hờn thì mới tốt.

Cũng chú ý cần cho bé bú cả sữa đầu (sữa trong những phút đầu- trong veo do nhiều nước và nhiều kháng thể) lẫn sữa sau (sữa tiếp theo sữa dầu – trắng đục hơn do chứa nhiều chất béo) để bé nhận đủ các chất dinh dưỡng.

5. Lợi ích của sữa mẹ

Ngoài khía cạnh dinh dưỡng, việc cho con bú sữa mẹ còn có nhiều lợi ích khác như sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, vệ sinh an toàn hơn, nâng niu tình cảm mẹ con để trẻ có được sự phát triển tinh thần, trí tuệ bình thường, … Việc cho bú mẹ còn giúp người mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng bình thường (do lấy hết mỡ và nhiều “chất bổ” trong người ra làm sữa) và lâu có kinh, chậm mang thai trở lại.v.v…

Chi phí để có sữa mẹ là thấp nhất so với việc đầu tư các loại sữa khác cho con.

Giải pháp toàn diện cho sữa mẹ

Mặc dù có rất nhiều lợi ích nhưng không phải mẹ nào sau sinh cũng có đủ sữa cho con bú, một số trường hợp còn bị mất sữa do cơ quan sản sinh ra sữa quá kém dẫn đến mất chức năng này.

New Formilk LH là sản phẩm đã được bộ y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc, có khả năng điều trị, khôi phục chức năng sản sinh ra sữa của cơ thể mẹ. Sản phẩm dạng thuốc nước có tác dụng hấp thụ nhanh, 100% thảo dược, an toàn cho bé và không gây béo cho mẹ

Với cơ chế tác động làm khỏe các phế nang, cơ nội mô, là nơi đầu nguồn tuyến sữa, để chúng hấp thụ chất dinh dưỡng trong máu và kích thích tăng tiết sữa tối đa, New Formilk LH đã giúp rất nhiều mẹ trên mọi miền tổ quốc, thỏa mãn nhu cầu có sữa, nhiều sữa cho con bú.

Làm thế nào giúp con bỏ thói ghen tị

Thói ghen tị là một trong những thể hiện tâm lý của trẻ và điều này hoàn toàn bình thường. Việc cần thiết là cha mẹ cần có thái độ và cách cư xử đúng đắn để giúp trẻ hạn chế và vượt qua tính xấu này.

1. Đừng so sánh con với người khác

Nhiều phụ huynh thường so sánh những đứa con của mình với anh chị em hoặc bạn bè của bé bởi họ nghĩ điều này có thể tạo ra động lực để trẻ phấn đấu. Sự so sánh có thể làm cho trẻ cảm thấy căm ghét và muốn trả đũa anh chị em hoặc bạn bè của mình. Ngoài ra, sự so sánh ấy vô tình làm nảy sinh tính ghen tị và khiến đứa trẻ trở nên khó dạy bảo hơn. Vì vậy lời khuyên cho các bậc phụ huynh, hãy tránh đưa ra sự so sánh giữa các con của mình và đối xử với chúng một cách công bằng.


2. Chia sẻ, tìm hiểu nguyên nhân

Hãy tìm hiểu nguyên nhân nào làm con tức giận thay vì đối xử một cách cứng rắn khiến trẻ tỏ ra ấm ức. Bạn nên giải thích cho trẻ biết đó là một cảm xúc hết sức bình thường và nó hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nên an ủi nhưng không nên quá nuông chiều trẻ. Thông qua việc chuyện trò, bạn có thể truyền tải thông điệp mà mình muốn nói với con. Điều đó cũng có tác dụng giúp trẻ xóa bỏ thói ghen tị.

3. Cho bé thấy mình là người may mắn

Bằng các phương tiện truyền thông như tivi, báo đài hay các tấm gương cụ thể xung quanh, bạn có thể chỉ cho trẻ thấy cuộc sống còn có những người bạn tuy cũng bằng tuổi của trẻ nhưng không có điều kiện như hiện tại mà trẻ đang có. Với những trường hợp trực quan như vậy trẻ sẽ hiểu mình vẫn còn may mắn hơn nhiều bạn khác và sẽ hạn chế so sánh, ghen tị với bạn bè hơn.

4. Đọc cho con nghe những tác hại của ghen tị

Sự ghen tị có thể gây ra oán giận và phá vỡ tình bạn. Chính vì thế, hãy giúp trẻ có một quan điểm khác về vấn đề này bằng cách đọc hoặc kể những câu chuyện liên quan đến thói ghen tị và tác hại của chúng.

5. Giúp bé nhận ra những giá trị tốt đẹp

Trường hợp trẻ ganh tỵ với bạn chung lớp vì bạn đó được điểm cao, khi đó cha mẹ nên động viên và hướng dẫn, giải thích lý do tại sao bạn lại có kết quả tốt hơn con, từ đó định hướng giúp trẻ cố gắng phấn đấu hơn. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà phụ huynh có thể tìm ra một phương thức đúng đắn để định hướng giúp trẻ hiểu được các giá trị khác nhau của cuộc sống.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Những bệnh nhỏ thường gặp không thể chủ quan

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn thường xuyên bắt gặp những căn bệnh nhỏ, tưởng chừng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ đó ngay sau khi đọc bài viết dưới đây.

Chảy nước miếng khi ngủ

Bạn có thường xuyên chảy nước miếng khi ngủ? Và bạn thắc mắc tại sao lại vậy? Điều này có thể là do sự điều khiển của dây thần kinh gây ra.

Thực tế, việc tiết ra nước bọt hoàn toàn là do tính phản xạ của dây thần kinh. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy nước miếng. Nhiệt độ và độ ẩm trong khoang miệng rất thích hợp cho sự sinh sôi của các vi khuẩn và có thể dễ dàng gây nên bệnh viêm lợi nặng.

Chân bị phù

Đôi khi bạn thấy bàn chân bị phù kèm theo ngứa. Trạng thái này rất đỗi bình thường, nhưng không thể xem nhẹ. Đây được xem là một trong những dấu hiệu liên quan đến tĩnh mạch của bạn. Thực tế, hiện tượng chân phù ra bất thường là do tắc tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông. Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay, nếu để lâu có thể dẫn đến tắc mạch phổi và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng của bạn.

Lưu ý: Hiện tượng chân bị phù là do tắc tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông. Nếu chân bạn bị phù mà xoa bóp thấy không thuyên giảm thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

Giảm thị lực

Do tính chất công việc khiến bạn phải ngồi trước máy tính hàng giờ, thậm chí là qua đêm. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thị lực của bạn. Bạn cần lưu ý một số trường hợp sau. Nếu mắt bạn thường bị hoa, khóe mắt khô, nhìn không rõ, đây có thể là dấu hiệu suy giảm chức năng gan. Nếu như bạn ấn xung quanh vị trí của gan, có cảm giác như bị sưng, thì có đến 80-90% gan bạn có vấn đề. Lúc này, ngoài việc đi khám bác sỹ, cần chú ý vệ sinh mắt và thư giãn mắt thường xuyên.

Vết sẹo biến đổi

Gần đây, những vết sẹo do bị bỏng, ngoại thương hay viêm da trên cơ thể bạn bỗng nhiên có sự biến đổi kỳ lạ, bạn cần thận trọng lưu ý trường hợp này. Nếu trải qua điều trị mà căn bệnh vẫn nặng hơn và có dấu hiệu bị loét, đóng vảy,sâu hơn, sắc tố da đậm hơn, tăng lớp vảy sừng, thậm chí còn chảy máu. Lúc này, cần đề phòng khả năng mắc bệnh ung thư da. Hơn nữa, nếu như trên da xuất hiện một vài khối u nhỏ cứng cứng, nhất định cần đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.

Cẩn thận với mí mắt rũ xuống

Ở tuổi 30 khi bạn còn trẻ khoẻ và gợi cảm, nếu mí mắt bạn đột nhiên trũng xuống thì đây có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh nhược cơ. Ban đầu là một mắt, sau đó là mắt còn lại, sáng nhẹ, tối nặng, chỉ trong một ngày cũng sẽ có những thay đổi rõ rệt. Nếu để lâu sẽ dẫn tới bệnh phình động mạch não.

“Vòng tròn màu sắc” - triệu chứng ban đầu của chứng bệnh mù

Khi bạn nhìn vào ánh đèn, bạn thấy xung quanh ánh đèn xuất hiện vòng tròn màu sắc? Đừng cảm thấy mới lạ, đó cũng chẳng phải là khả năng xuất chúng của bạn mà nó báo trước cho bạn rằng có thể bạn mắc phải bệnh tăng nhãn áp. Bệnh này là một loại bệnh về mắt thường gặp, có thể dẫn đến mù, dấu hiệu ban đầu là thấy xuất hiện cầu vồng, đó chính là hiện tượng nhìn thấy “vòng tròn màu sắc”. Vòng tròn nhìn gần tương đối nhỏ, nhìn xa lại to hơn, màu tím bên trong, màu đỏ bên ngoài.

Bệnh đau dạ dày hay bệnh tim?

Khi đã từng bị đau dạ dày, thì những lần đau sau, bạn thường sẽ lầm tưởng rằng triệu chứng ban đầu của bệnh tim là bệnh dạ dày. Cần nhớ rằng, đây là dấu hiệu vô cùng quan trọng. Khác với những bệnh dạ dày thông thường, đau dạ dày do bệnh tim gây nên rất ít xuất hiện triệu chứng đau bụng quằn quại, ấn vào cũng thường không đau, chỉ có cảm giác khó chịu, đầy bụng, đôi khi còn kèm theo cảm giác nóng rát và buồn nôn.

Sự biến đổi “thầm lặng” của những nốt ruồi


Khi cơ thể chúng ta có những biến đổi thì đều xuất hiện những triệu chứng khác nhau và thường là những dấu hiệu tiêu cực. Dưới đây là một vài đặc điểm của việc thay đổi nốt ruồi trên cơ thể, mà những thay đổi này có thể là những dấu hiệu của việc tạo thành khối u hắc tố ác tính:

-Nốt ruồi xuất hiện nhiều nhanh chóng trong khoảng thời gian gần đây.

-Nốt ruồi loét trên mặt kèm theo ngứa.

-Trước đây xung quanh vùng nốt ruồi mịn màng, gần đây xuất hiện những nốt chấm đen, hoặc mở rộng gần phía hạch bạch huyết.

Đừng để mồ hôi làm ướt lòng bàn tay

Lòng bàn tay thương xuyên ẩm ướt do mồi hôi ra nhiều đây chính là cảnh báo xấu về sức khoẻ của bạn, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Lòng bàn tay phụ nữ thường nóng hơn nên rất dễ mắc bệnh Viêm bể thận mãn tính. Ở giai đoạn đầu, lòng bàn tay nóng, ra mồ hôi thường liên tục thường kéo theo tăng nhiệt độ toàn cơ thể.

Vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách

Làm ấm sữa bằng cách đặt bình vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa, không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

Cơ quan có đến 3 người nghỉ thai sản nên vừa sinh con được hơn 3 tháng là chị Trà, quận 2, TP HCM phải đi làm trở lại. Muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nên chị Trà chọn cách vắt sữa rồi bảo quản trong tủ lạnh nhờ bà nội ở nhà cho bé bú trong ngày.

"Lúc đầu bà nội bé kiên quyết không cho bé dùng sữa bảo quản lạnh vì sợ bé tiêu chảy, đòi cho bé ăn sữa công thức. Mình đã tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ nên cố thuyết phục bà, trộm vía sau một thời gian dùng bé tiêu hóa tốt, ít ốm vặt nên bà mới thôi cằn nhằn", chị Trà tâm sự.

Công việc chính của chị Hòa, quận Bình Tân, TP HCM là ở nhà nội trợ và chăm con nhưng chị vẫn phải thường xuyên vắt sữa cho con bú. Mỗi ngày chị vắt 4-5 lần, mỗi lần khoảng 300ml.

"Bé chê ti mẹ ngắn nên không chịu bú. Lúc đầu mình cũng băn khoăn không biết làm sao, định cho bé bú sữa ngoài nhưng bầu vú nhiều sữa cứ cương tức. Sau nhờ cách vắt rồi cho vào túi đựng chuyên dụng để bảo quản lạnh nên bé vẫn được bú sữa mẹ đến tận 2 tuổi", chị Hòa cho biết.

Nhiều bà mẹ chọn cách vắt sữa bảo quản lạnh để duy trì cho con bú sữa mẹ khi đi làm xa. Ảnh: parents.

Theo các bác sĩ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, mẹ nên vắt sữa khi không có điều kiện gần con, cho con bú vì nếu sữa không được vắt ra thì sẽ bị cạn dần. Vắt sữa giúp mẹ giúp mẹ dễ chịu, đỡ bị hiện tượng cương bầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.

Mẹ cần nắm vững những cách thức vắt sữa, bảo quản và sử dụng để đảm bảo nguồn sữa hợp vệ sinh, đạt chất lượng tốt cho sự phát triển của trẻ.

Chuẩn bị trước khi vắt sữa

Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng.

Rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch. Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi. Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.

Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái như khi cho con bú, đặt bình sữa sát kề vú.

Các bước vắt sữa bằng tay

- Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.

- Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.

- Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.

- Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.

Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.

Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.

Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra


- Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.

- Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.

- Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

- Khi sử dụng, làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa.

- Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

- Nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.






Những cách dạy con ngoan

Với 3 kỹ thuật dạy trẻ dưới đây, bạn không cần la mắng hay đánh con nhưng phải luôn bình tĩnh và kiên định, để giúp con loại bỏ các hành vi tiêu cực và cuộc sống gia đình dễ chịu hơn.

"Con muốn ăn bánh. Con muốn ăn bánh" cho dù chúng ta nghe thấy lời này từ con mình hay con người khác thì kèm theo đó thường là những tiếng gào thét có thể vang vọng khắp siêu thị hay cửa hàng tạp hóa. Khi trẻ bước vào tuổi teen thì những âm thanh này sẽ chuyển thành "Con muốn quần áo mới. Con muốn một chiếc ô tô...". Bố mẹ sẽ làm gì? Làm thế nào chúng ta dập tắt được những cuộc chiến này và làm cho cuộc sống của mình hòa bình hơn một chút?

Người Trung Quốc cổ có câu: "Bố mẹ nương tay dễ bị con cái lấn lướt". Rõ ràng, một số "khuôn khổ" cho trẻ là cần thiết để giữ hòa bình và hạn chế sự hỗn loạn.

Nhất quán

Triết lý đằng sau kỹ thuật nhất quán là chúng ta không muốn châm ngòi cho những cuộc tranh cãi và cuộc chiến với con cái mình. Kỹ thuật này cực kỳ hiệu quả miễn là bạn kiên định với nó và nhớ sử dụng bất cứ khi nào có thể. Kỹ thuật này nên sử dụng tốt nhất khi một đứa trẻ mè nheo, gào thét hay nằn nì. Nó có thể được sử dụng để dập tắt hầu hết các hành vi không tích cực. Kỹ thuật này có thể hiệu quả với trẻ nhỏ, trẻ lớn, thậm chí cả các em tuổi teen.

Thực hiện nó như thế nào? Bố mẹ đáp lại hành vi tiêu cực của trẻ với một thông báo đơn giản và bình tĩnh. Khi trẻ tiếp tục hành vi đó, bố mẹ nhắc lại câu thông báo chính xác với ngữ điệu đều đều. Bố mẹ phải giữ được sự bình tĩnh và kiên định.

Ví dụ:

Trước khi thực hiện kỹ thuật nhất quán:

Con: Con muốn kẹo! (gào lên)

Bố mẹ: Không, chúng ta đi thôi.

Con: Nhưng con muốn kẹo (khóc)

Bố mẹ: Thôi nào, không kẹo kiếc gì. Đặt nó xuống. (mức độ cáu tăng lên)

Con: Con muốn kẹo, con muốn kẹo!

Bố mẹ: Chúng ta cần về nhà ngay bây giờ. Nào, đi thôi.

Con: Nhưng con muốn kẹo này cơ. (giậm chân xuống đất)

Bố mẹ: Được rồi, được rồi, mẹ sẽ mua. (rất khó chịu)

Khi thực hiện kỹ thuật kiên quyết:

Con: Con muốn kẹo!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (giọng bình tĩnh)

Con: Nhưng con muốn kẹo!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)

Con: Con muốn kẹo! Con muốn kẹo cơ!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)

Và cuối cùng, trẻ phải từ bỏ. Qua thời gian, kỹ thuật này sẽ ngày càng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Kỹ thuật nhất quán hiệu quả vì trẻ sẽ chán nản và học được rằng rên rỉ và mè nheo không giúp chúng có được điều mình muốn.

Là người quyết định

Khi đối phó với tình huống khó, chúng ta phải duy trì sự kiên quyết trong vai trò làm cha mẹ của mình. Cuộc chiến bố mẹ-con có thể cực kỳ dễ tổn thương, vì thế không có gì khó hiểu vì sao chúng ta dễ dàng đầu hàng. Liệu chúng ta sẽ thốt lên bằng lời rằng mình bỏ cuộc hay chỉ để ý nghĩa đó tồn tại trong đầu và bọn trẻ có thể nhận ra? Con cái hiểu bố mẹ và có thể đọc được ta nghĩ gì. Trẻ sẽ có cách để biết liệu chúng sẽ thắng hay thua trong cuộc chiến với cha mẹ.

Với quyết tâm, chúng ta sẽ có thêm sức mạnh để dập tắt các hành vi tiêu cực. Nó không đòi hỏi phải cằn nhằn hay la mắng nhưng nó huy động sức mạnh nội lực - khi bố mẹ là người có quyền trong các tình huống. Một tình trạng khá phổ biến là bố mẹ lo lắng hay căng thẳng về việc tranh giành quyền quyết định với con cái, nhưng bằng sự quyết tâm trong lòng chúng ta có thể ngăn chặn điều đó.

Tập trung vào mặt tích cực và phớt lờ sự tiêu cực

Chỉ cần đến siêu thị gần nhà bạn có thể thấy những ví dụ về việc bố mẹ thưởng cho sự la hét của con bằng những hình thức chú ý. Thường thứ trẻ muốn nhất chỉ là thu hút được sự chú ý của bố mẹ. Bao nhiêu tiếng khóc là thật sự và bao nhiêu chỉ là giả vờ?

Một thống kê cho thấy chỉ có 75% bà mẹ và khoảng 50% các ông bố ôm con tuổi đến trường hằng ngày. Điều đó không có gì ngạc nhiên khi trẻ quyết định phải hành động ra ngoài khuôn khổ để lôi kéo sự chú ý của bố mẹ mình. Bằng cách tập trung chú ý đến con khi chúng cư xử tốt, bạn sẽ giảm được việc chúng cảm thấy cần phải "làm gì đó" để chúng ta phải chạy tới và nói chuyện với con. Tập trung vào con khi chúng tốt, và ít chú ý khi chúng bộc lộ quá khích sẽ giảm các hành vi thể hiện khao khát như mè nheo.

Bằng cách sử dụng 3 bí mật nuôi dạy con trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ bắt đầu thấy nhiều hành vi tích cực và ít hành vi tiêu cực hơn ở trẻ. Hãy duy trì tính nhất quyết với 3 bí quyết trên và đừng bỏ cuộc.

Vương Linh
Nguồn: Yourtango/VnExpress